Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Người đọc ở thành phố trong Nam cuối những năm 50, suốt những năm 60 và đầu những năm 70 - trên dưới 20 năm - quen với cây bút của nhà văn, nhà báo nữ Tùng Long, thường ký kèm chữ “bà” ở trước tên. Bà Tùng Long nổi tiếng ở các truyện gọi là tâm lý xã hội, đăng trên các nhật báo như một số loại phụ trương nhiều kỳ mà vào thời ấy gọi là “feuilleton”. Bà cũng nổi tiếng về các mục giải đáp tâm sự của bạn đọc nữ trên các mục cố định của một số tờ báo hàng ngày hoặc định kỳ. Tờ báo mà bà Tùng Long có mặt thường xuyên hơn hết là Sài Gòn Mới do bà Bút Trà, chị dâu của chồng bà làm chủ nhiệm.
Hồi kí Bà Tùng Long tập hợp những dòng kí ức của Bà Tùng Long về cuộc sống, về tình yêu, về việc viết… Sách chia làm 6 chương với các đề mục như sau:
- Chương 1: Thời thơ ấu
- Chương 2: Những ngày tươi đẹp
- Chương 3: Đầu tiên và cuối cùng
- Chương 4: Vui buồn nghề văn – nghề báo
- Chương 5: Những kỉ niệm đáng nhớ trong khi giữ mục Gỡ rối tơ lòng
- Chương 6: Không muốn làm chánh trị nhưng không thể thoát
- Phụ lục 1: Ngu Í – Nguiễn Hữu Ngư chú em của gia đình tôi
- Phụ lục 2: Bùi Giáng và con tàu Hi Vọng
- Phụ lục 3: Tôi đã ăn cái tết tuyệt vời nhất ở cùng Thạch Bích Tà Dương
- Phụ lục 4: Một bữa tiệc bất ngờ
- Phụ lục 5: Gặp gỡ nhà văn lão thành Bà Tùng Long
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 7.11MB
Đánh giá của KOMO
Vào tuổi quá bát tuần, bà Tùng Long viết hồi ký. Đương nhiên, hồi ký của một cây bút thì có chuyện văn chương, chuyện viết lách. Song, trong hồi ký của bà những nét đậm lạt của một giai đoạn lịch sử nhiều biến động của đất nước ta, của miền Nam, chủ yếu của Sài Gòn, nơi quy tụ những sự kiện lớn của vùng đất mà cách mạng nối tiếp công việc chưa xong của mình, đối mặt với chính quyền do Mỹ dựng lên. Bà Tùng Long không phải là nhà chính trị, ít nhất, như bà nói trong hồi ký. Tuy nhiên, hồi ký của bà Tùng Long vẫn là một hồi ký không loại bỏ được các nền chính trị đương nhiên tác động lên bà. Bà Tùng Long cũng không phải là nhà văn, nhà báo cách mạng, bà viết, như đã nhắc tới nhắc lui trong hồi ký, là để kiếm tiền nuôi chín đứa con và người chồng, song bà không đứng trong hàng ngũ “cách mạng quốc gia” hay “cần lao” hoặc đại loại như vậy, dù rằng, về phương diện giao thiệp, bà quan hệ với những nhân vật thuộc chính quyền. Bà cũng từng ứng cử nghị viện Sài Gòn vào thời cuối của triều đình Ngô Đình Diệm - không tự nguyện, không thích, nhưng không thể từ chối.
Tập hồi ký chia làm 6 chương thì 3 chương đầu nói về thời niên thiếu, tuổi học sinh và mối tình đầu của bà, 3 chương sau thuật lại quãng đời viết văn, làm báo. Nếu 3 chương đầu giúp cho người đọc hôm nay nhớ lại một thời miền Trung nước ta từ Đà Nẵng ra Huế rồi trở vào Tam Quan những năm 20 và 30 của thế kỷ XX ở Sài Gòn, thì phần sau lại giới thiệu với người đọc một góc của khung cảnh với ký ức văn nghệ Sài Gòn sau Hiệp định Genève. Sách báo hiện nay vẫn còn tương đối hiếm về khung cảnh sinh hoạt những thời điểm vừa kể. Tuy bà Tùng Long không chủ yếu làm sống lại một cách đầy đủ khung cảnh ấy nhưng vẫn giúp cho chúng ta hình dung được chừng nào hoàn cảnh của đất nước mình.
Nhận định chuyên gia
Nguyễn Đông Thức
Hàng đêm tôi cứ thấy mẹ tôi chong đèn ngồi viết, không nghỉ đêm nào, không đi du lịch bất kỳ đâu dù chỉ một ngày. Hết ba trang feuilleton cho báo này lại chuyển qua ba trang feuilleton cho báo khác. Cao điểm có khi mẹ viết cùng lúc 4 tiểu thuyết cho bốn tờ báo! Rồi trả lời thư tâm tình của bạn đọc. Những câu chuyện rối như tơ vò mà sao mẹ gỡ ra quá nhẹ nhàng, vừa gỡ vừa ghi chép để dành đề tài cho những cuốn tiểu thuyết sau.
Nhà báo Lê Phương Chi
Ở Sài Gòn, Bà Tùng Long đã bước sớm hơn Quỳnh Dao một thập niên.
Nhận xét độc giả
Thảo luận