Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Hồi ký Trôi theo dòng đời là những ký ức được hồi tưởng và ghi lại về cuộc đời lắm thăng trầm, dâu bể của Nghệ sĩ nhân dân Bảy Nam – cây đại thụ của làng cải lương Nam Bộ.
Bắt đầu đi hát từ năm 14 tuổi, 19 tuổi, nghệ sĩ Bảy Nam tràn đầy nhiệt huyết tuổi trẻ đã lập gánh Nam Hưng, rồi đau lòng chấp nhận cho gánh Nam Hưng hạ bảng. Sau đó bà lấy chồng cũng là người trong ngành – ông Nguyễn Ngọc Cương bầu gánh Đại Phước Cương lừng lẫy với những tên tuổi như nghệ sĩ Năm Phỉ, Năm Châu, Ba Vân, Bảy Nhiêu,…. Nhưng Đại Phước Cương lại thành Tiểu Phước Cương lưu lạc tứ xứ. Rồi con mất, chồng bệnh, bao nhiêu khó khăn dồn đuổi, có lúc tưởng phải bỏ cuộc nhưng nghệ sĩ vẫn kiên cường sống và cháy hết mình với nghiệp diễn. Bởi, đã trót mang kiếp con tằm thì phải nhả tơ.
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Phụ Nữ
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 3.28MB
Đánh giá của KOMO
Có mấy ai xem được nghề hát – một nghề thấp kém, từng không được liệt vào bất kì hạng dân nào, là “xướng ca vô loài” lại là “đạo hát” và sân khấu chính là thánh đường? Nhưng NSND Bảy Nam, bất chấp tất cả, đã lấy nghề hát làm “đạo” của mình, để chấp nhận yêu và sống, để cố gắng và vượt qua.
Cuốn hồi ký thủ thỉ nhẹ nhàng như một lời tâm tình, đôi khi hài hước trào lộng như một vở hài kịch, lúc lại chua xót đắng cay như những thước phim tâm lý về cuộc đời đầy bổng trầm của một người nghệ sĩ cống hiến trọn đời mình cho từng vai diễn.
Trong hồi ký, Trôi theo dòng đời có đủ cả những cung bậc tình cảm, cả hỉ, nộ, ái, ố, bi, ai của người nghệ sĩ những năm đầu thế kỷ 20 – thời nghề hát bị xã hội cho là “xướng ca vô loài” vẫn ca diễn bằng tất cả những cảm xúc chân thật và thiêng liêng dành cho sân khấu.
Những dòng tâm sự chân thật của Trôi theo dòng đời, người đọc thấm thía nghề hát không chỉ để mua vui, cũng không phải giúp người nghệ sĩ kiếm cơm hay làm giàu, mà đem đến cho họ những giây phút thăng hoa nhất trong tâm hồn với những giá trị chân – thiện – mỹ mà mỗi vở tuồng, mỗi vai diễn chất chứa.
Đọc Trôi theo dòng đời, người đọc bị cuốn hút vào thế giới tuy có gian khổ nhưng thắm đượm tình cảm của người nghệ sĩ đã phải trả giá quá nhiều để được đứng trên “thánh đường” đem lời ca tiếng hát chắp cánh tâm hồn con người.
Khi đến gần cuối con đường, ngoảnh nhìn lại cuộc đời đầy sóng gió của mình, NSND Bảy Nam nhẹ nhàng mà sao thấm thía: “Riêng tôi nhìn lại chặng đường sáu mươi lăm năm đứng trên sàn diễn, thấy mình đã nhận được quá nhiều những gì tốt đẹp mà cuộc đời đã dành cho và cũng đã bị cuộc đời cướp đi nhiều thứ. Nhưng có ai sống mà không nhận và cho, được và mất.”
Nhận định chuyên gia
Hoàng Như Mai
Nghệ sĩ Bảy Nam thuộc vào lớp nghệ sĩ gạo cội của sân khấu, một cây đại thụ, một thứ cổ thụ quý. Tập hồi ký của nghệ sĩ là một giá trị vàng mười.
Kim Cương
Cuốn hồi ký của Má không hề có lời giải thích, Má chỉ kể lại cho hậu thế nghe về con đường Má đã đi cùng với “Đạo Hát” bằng giọng rất nhẹ nhàng, nhiều khi là bỡn cợt trên chính nỗi đau của mình.
Nhận xét độc giả
Thảo luận