Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Truyện kể về cuộc đời của một cô gái tên Phi Nga. Một cô gái xinh đẹp và có tài. Chuyện Phi Nga lúc nhỏ và chuyện cô tỏ tình với một chàng trai mà cô thương và muốn lấy anh ta làm chồng. Cô đã sống thực với mình. Sinh ra trong một gia đình khá giả, có học vấn. Từ nhỏ Phi Nga rất thích vẽ tranh và tự mình làm mọi việc mình thích. Rồi cô lấy chồng và sinh con, nhưng chồng cô đã qua đời. Để lại cho cô hai đứa con và sự cô đơn. Nhưng với nghị lực phi thường của cô, cô đã sống để nuôi con và đặt hết niềm thương của mình vào hai đứa con... Câu chuyện diễn biến với nhiều tình tiết hấp dẫn và lôi cuốn.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.38MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Viết về thân phận người phụ nữ, tiểu thuyết Con đường một chiều của nhà văn Bà Tùng Long đề cao phẩm hạnh và đức tính cao đẹp của phụ nữ Việt Nam ở xã hội xưa.
Nhân vật chính của truyện là Phi Nga, một cô gái tài sắc vẹn toàn. Lúc lập gia đình, những tưởng cuộc sống về sau của cô sẽ yên ả và hạnh phúc, thế nhưng, cô phải một mình bươn chải khi chồng qua đời. Đó là một phụ nữ xinh đẹp nhưng gặp nhiều gian truân. Dường như số kiếp cực khổ chưa bao giờ buông tha những cô gái đẹp. Hồng nhan bạc phận. Tuy nhiên, càng gặp nhiều sóng gió, cô lại càng mạnh mẽ và kiên cường hơn. Ái tình là con đường một chiều. Cô không thể ngược dòng làm lại từ đầu khi thời gian cứ xuôi dòng về trước. Cô đặt hết tình yêu thương vào hai đứa con, cố gắng sống và tồn tại với đời. Thiên chức làm mẹ không cho cô bỏ cuộc vì hai đứa con thơ, thiên chức làm vợ đã cho cô thêm sức mạnh vì nghĩ rằng mình phải sống hộ phần đời của chồng.
Nhà văn Bà Tùng Long vẫn trung thành với bút pháp quen thuộc, lời văn nhẹ nhàng như chuyện kể tâm tình. Không có những lời lẽ phức tạp, lời văn trong tác phẩm chỉ đơn thuần kể về cuộc đời cô gái Phi Nga với biết bao thăng trầm, qua đó độc giả như được chứng kiến toàn bộ diễn biến truyện và chung lòng đồng cảm với nhân vật. Xã hội miền Nam ngày xưa hiện ra trong tác phẩm mang một màu sắc đặc biệt, đơn sơ, mộc mạc nhưng lại bôn ba sóng gió.
Nhận xét độc giả
Thảo luận