Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Kim Đồng là tác phẩm Tô Hoài tái hiện lại cuộc đời của người đội trưởng đầu tiên của tổ chức Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh: Nông Văn Dền; Kim Đồng chính là bí danh của anh. Hình ảnh Kim Đồng đã trở nên quen thuộc với hầu hết thanh niên Việt Nam qua những bài hát, qua những câu chuyện lịch sử, qua những giờ sinh hoạt Đội ở lứa tuổi học trò…Thế nhưng, khi đọc về Kim Đồng dưới ngòi bút Tô Hoài, người đọc sẽ bắt gặp được một hình ảnh Kim Đồng với những chi tiết vừa mới lạ, vừa gần gũi, quen thuộc.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.13MB
Đánh giá của KOMO
Kim Đồng được nhà văn Tô Hoài viết dưới ngôi thứ ba-chỉ điều đó đã thể hiện chủ đích muốn có cái nhìn khách quan của tác giả khi kể lại câu chuyện này. Thế nhưng, với thể loại là truyện lịch sử, kể về một nhân vật có thật, Tô Hoài còn cẩn thận hơn khi cố gắng triệt tiêu tối đa sự chủ quan có thể có trong ngôi thứ ba-vốn đã khách quan bằng cách: không sử dụng nhiều những câu văn mang tính từ cảm tính, không đi sâu vào miêu tả nội tâm nhân vật mà chỉ kết nối câu chuyện bằng những hành động và thông qua những tình tiết, tâm trạng nhân vật phần nào cũng được hiển lộ. Nhờ vậy, khi đọc truyện Kim Đồng của Tô Hoài, người đọc cảm nhận được sự khách quan như thể đang đọc một cuốn sách lịch sử mà không phải băn khoăn đâu là sự thật, đâu là hư cấu. Đó là một thành công của Tô Hoài khi viết thể loại này.
Trong tác phẩm này, Tô Hoài còn sử dụng thủ pháp gián cách: ông đôi lần ngắt ngang mạch truyện đang kể để trò chuyện với người đọc bằng những cụm từ như “bạn đọc yêu quí!” Điều này vừa tạo sự gần gũi, thân mật như thể câu chuyện được kể ra trong một vòng tròn sinh hoạt; vừa cho người đọc ý thức được khoảng cách giữa câu chuyện được viết lại dưới ngòi bút của tác giả và thực tế để không chìm đắm một cách cảm tính. Qua Kim Đồng, Tô Hoài cũng cho thấy được vốn từ vựng phong phú và sự quan sát chi tiết cẩn thận. Độc giả thành thị có thể sẽ cảm thấy lạ lẫm, thích thú khi tiếp xúc với một loạt những danh từ chỉ vật dụng, cỏ cây miền núi, với những kiến thức về phương cách sinh hoạt của người dân vùng cao.
Nhận xét độc giả
Thảo luận