Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Trong làng văn học Việt Nam rất hiếm có nhà văn nào nhận được sự yêu thương, mến mộ từ nhiều thế hệ độc giả khác nhau như nhà văn Tô Hoài. Nếu các bạn nhỏ biết đến ông như một người bạn dí dỏm, đáng yêu qua kiệt tác Dế mèn phiêu lưu ký và series truyện ngộ nghĩnh về loài vật, thì độc giả lớn tuổi biết đến ông như một cây đại thụ của làng văn với nhiều tác phẩm đã trở thành những tượng đài bất tử như Vợ chồng A Phủ, Cứu đất cứu mường, Chuyện đầm sen đền Đồng Cổ…
Tưởng nhớ một năm ngày Cụ trở về với cát bụi, Công ty Sách Phương Nam đã cho xuất bản và tái bản những tuyệt phẩm để đời của nhà văn, như một lời tri ân sâu sắc kính dâng lên Cụ.
Miền Tây mở đầu bằng hình ảnh đoàn ngựa thồ của Khách Sìn thồ hàng buôn lên Phiềng Sa. Đoàn ngựa thồ của chủ hàng họ Đèo mang theo cùng với hàng hoá là bao đau thương nhọc nhằn cho người dân trong tối tăm, cực khổ. Mang theo cùng với hàng hoá là bao oán thù mà hậu quả cuối cùng vẫn chỉ là người dân con sâu cái kiến gánh chịu. Đó là câu chuyện của ba anh em Thào Nhìa, Thào Khay, Thào Mỵ, là nỗi đau, nỗi khổ và cũng là niềm vui của người mẹ Giàng Súa - người phụ nữ Mèo đã thành một biểu tượng đặc sắc trong văn Tô Hoài. Tô Hoài quả đã dành nhiều tâm sức để xây dựng hình ảnh những nhân vật như: thôn trưởng Pàng, chủ tịch Soá Toả, ông già người Xá, chú bé Huổi Ca, và Nghĩa, anh cán bộ miền xuôi.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.91MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Cuộc sống của người dân vùng núi cao là một đề tài quen thuộc thường bắt gặp trong những sáng tác của Tô Hoài. Đặc biệt, vùng đất Tây Bắc đã để lại trong lòng tác giả nhiều dấn ấn đến nỗi sau khi hoàn tất tập truyện ngắn Truyện Tây Bắc (1953), 14 năm sau ông vẫn thôi day dứt về vùng đất này và cuốn tiểu thuyết Miền Tây ra đời. Vì vậy, mọi người vẫn hay xem Miền Tây là sự tiếp nối của Truyện Tây Bắc. Có thể bắt gặp hình ảnh nhiều nhân vật quen thuộc trong Truyện Tây Bắc xuất hiện ở Miền Tây như: cuộc đời đau khổ của bà Giàng Súa gợi nhớ đến bà Ảng trong Cứu mường, cứu đất; sức sống mãnh liệt của Thào Mỵ gợi nhớ đến Mỵ trong Vợ chồng A Phủ… Vì được viết sau Truyện Tây Bắc, khi niềm tin của Tô Hoài dành cho cách mạng vững vàng hơn nên Miền Tây cũng mang màu sắc tươi sáng hơn với cái nhìn đầy lạc quan về tương lai phía trước.
Miền Tây khắc họa con đường đến với cách mạng của người dân Phiềng Sa, sự khác biệt trong cuộc sống của họ trước và sau khi cách mạng đến. Do đó, để nhấn mạnh sự thay đổi này, Tô Hoài thường xuyên sử dụng thủ pháp đối sánh trong truyện như: “Ngày trước, bà Giàng Súa hay nghĩ đời con người như mớ củi đốt lên đến tàn. Không, bây giờ bà Giàng Súa thấy đời người như bếp vừa lên lửa, mỗi lúc một sáng, mỗi ngày một sáng hơn” ; “Trước kia mỗi phiên chợ Phiềng Sa, người đói muối đông nghìn nghịt chen chúc nhau, chồng đống lên nhau như đá đè, tiếng chửi rủa kêu khóc vang cả một góc núi. Bây giờ những ngày phiên chợ giáp Tết là những ngày hội tưng bừng của các dân tộc vùng cao.” Xen kẽ giữa không khí cách mạng ở vùng núi cao ấy là chuyện tình giữa Nghĩa-người cán bộ cách mạng và Thào Mỵ-con gái miền núi; là chút yêu đương thầm kín giữa Viễn-cán bộ thủy văn và Huổi Ca-một cô gái sống sót sau trận tiêu diệt hết cả làng người Xá của đế quốc.
Miền Tây là một tác phẩm không thể bỏ qua với những ai đã yêu mến tập Truyện Tây Bắc của Tô Hoài bởi lẽ khi đọc Miền Tây người đọc sẽ có một sự so sánh thú vị giữa hai tác phẩm này, sẽ thấy được sự trưởng thành của các nhân vật trong Truyện Tây Bắc ở Miền Tây.
Nhận định chuyên gia
Hoàng Duy Vũ – Tạp chí sông Hương
Cố nhiên Miền Tây còn những giá trị khác, nó là những chân dung và số phận của con người trên nền lịch sử. Một số chân dung như thế đã xuất hiện với diện mạo riêng và số phận có bề dầy. Đó là ba anh em Thào Nhìa, Thào Khay, Thào Mỵ, nó là nỗi đau, nỗi khổ và cũng là niềm vui của người mẹ Giàng Súa - người phụ nữ Mèo đã thành một biểu tượng đặc sắc trong văn Tô Hoài. Là thôn trưởng Pàng, chủ tịch Soá Toả, ông già người Xá, chú bé Huổi Ca, và Nghĩa, anh cán bộ miền xuôi mà Tô Hoài quả đã dành nhiều tâm sức để dựng.
Nhận xét độc giả
Thảo luận