Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Phạm Duy – Nhớ là quyển hồi ký viết lại những nỗi nhớ về con người, về thời cuộc của cố nhạc sỹ Phạm Duy.
Sách là những tản mạn, tâm sự về những nỗi nhớ của ông, từ những ngày còn là cậu trai trẻ ngồi trên ghế nhà trường với những địa danh đầy thương mến như Trường Nguyễn Du, trường Thăng Long, trường Kỹ nghệ thực hành rồi đến khi rong ruổi khắp nẻo đường đất nước như Móng Cái, Hưng Yên, Bắc Giang, Huế… Mỗi nơi đều có những con người, những câu chuyện về những người bạn gắn với cuộc đời ông, để lại cho ông những nghĩ suy về cuộc đời, phơi bày những câu chuyện mà người đời chưa biết về chính trị, văn hóa, những giai thoại thơ ca, nhạc họa…
Sách gồm những nội dung sau
- Trường Nguyễn Du
- Trường Thăng Long
- Trường Kỹ nghệ thực hành
- Móng Cái
- Trường Cao đẳng Mỹ thuật
- Hưng Yên
- Bắc Giang
- Huế
- Hải Phòng
- Nam Định
- Tourane
- Việt Bắc
- Khu Ba, Khu Bốn
- Khi Bốn
- Ngủ chung, mộng riêng
- Hát xẩm không tiền
- Thành vách sương mù
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Trẻ
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.97MB
Đánh giá của KOMO
Cố nhạc sỹ Phạm Duy là một nhạc sỹ tài năng được nhiều người yêu mến. Cuộc đời của ông, sự nghiệp sáng tác của ông đã được viết thành sách và để lại những ấn tượng tốt đẹp trong lòng độc giả. Với Phạm Duy – Nhớ, ông gửi đến người đọc và những ai yêu mến nhạc Phạm Duy về cuộc đời mình, những câu chuyện đáng nhớ của một cuộc sống thăng trầm.
Với lời tựa Nhớ cảnh, nhớ người, ông tâm sự mình là một nghệ sỹ nên có trí nhớ tốt nên ông nhớ nhiều đến những chuyện vui buồn thời xa lơ, xa lắc. “Còn nhớ cảnh, nhớ người nữa chư ! Đi nhiều, tất nhiên tôi có nhiều bạn lắm. Nhớ rất nhiều người đã đi qua đời mình. Tôi có nhiều bài hát nhớ quê hương (Tình Hoài Hương, Thuyền Viễn Xứ), nhớ những cảnh huống (Còn Chút Gì Để Nhớ, Nha Trang Ngày Về) nhưng nhớ người bao giờ cũng da diết hơn là nhớ cảnh, thế mà tôi không có một bài hát nhớ bạn nào cả! Âu là bây giờ ngồi nhớ bạn và viết ra nỗi nhớ, khi tôi đã trở về sống tại quê nhà và có ít nhiều ngày tháng rảnh rang”. Và rồi, với mỗi câu chuyện bắt đầu bằng một địa danh, một cảnh nào đó ông viết ra những điều còn nhớ về những người bạn. Từ trường Nguyễn Du với người bạn thân Phạm Viết thân thiết như anh em quen nhau từ thưở lên 10; rồi lên trường Thăng Long với người bạn thân Nguyễn Hiến; đến khi bỏ học chữ sang học nghề tại trường Kỹ nghệ thực hành với những người bạn cùng học ở đây; bắt đầu những năm tháng lao động ở Móng Cái, tan giấc mộng đi Tây vào học ở trường cao đẳng Mỹ thuật, đi Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Huế rồi Khu Ba, khu Bốn… Nơi đâu Phạm Duy cũng có những câu chuyện của riêng mình, từ giản dị đời thường đến những chuyện quốc gia đại sự, từ chuyện nghệ thuật, kinh tế đến chuyện làm chính trị, chiến tranh… tất cả cuộc đời của ông, câu chuyện về những nghệ sỹ, những người nổi tiếng mà ông từng gặp, từng quen biết cùng với những bước thăng trầm của cuộc đời ông cũng như của lịch sử nước nhà.
Nhạc sỹ Phạm Duy kể lể, tâm tình như một người già ngồi ôn lại chuyện cũ không rối ren, lộn xộn mà theo một trình tự rõ ràng, rành mạch, đúng trật tự không gian và thời gian. Ông đã viết về những nỗi nhớ cảnh, nhớ người, nhớ thời cuộc một cách giản dị, chân thành dưới góc nhìn, sự cảm nhận từ một chàng trai mới lớn cho đến khi trưởng thành, những biến đổi về tâm lý, nhận thức, cách nhìn nhận con người và thời cuộc để vẽ nên một Phạm Duy và những người bạn, những người mà ông từng thân thiết, từng quen biết hay chỉ nghe nói qua. Nỗi nhớ của ông trải dài cùng năm tháng, cùng đời người và lịch sử đất nước.
Nhận xét độc giả
Thảo luận