Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Tập tản văn Người tỉnh nói chuyện mộng du tập hợp 25 bài tùy bút, tản văn của nhà văn Mạc Ngôn viết rải rác từ những năm 80, 90 của thế kỉ trước.
Như Mạc Ngôn đã từng tự nhận: “Tôi vẫn thường nghĩ rằng, người viết tiểu thuyết bao giờ cũng cố ý giả trang, bôi phấn, bôi kem lòe loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết, nhưng trong những bài tản văn (cũng có thể gọi là tùy bút, cũng có thể gọi là tạp văn đại loại như vậy), tác giả thường quên hóa trang khi viết, do vậy, bộ mặt thật của họ dễ dàng chường ra trước mắt độc giả”, tuyển tập tản văn với độ dài hơn 462 trang này sẽ giúp độc giả có một góc nhìn tiệm cận hơn với một Mạc Ngôn ‘người thật việc thật’. Qua đó, càng thể hiện rõ nét hơn chân dung nhà văn hiện đại Trung Quốc nổi tiếng từng đoạt giải Văn chương Nobel 2012 với bút pháp tinh tế, thâm thúy, sắc sảo, luôn đề cập tới tận cùng hiện thực xã hội.
Nhà xuất bản: Phương Nam Book,NXB Văn Học
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 2.07MB
Sách đoạt giải Giải Nobel Văn Học
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học nước ngoài » Truyện ngắn
Đánh giá của KOMO
Độc giả Việt Nam đã từng say mê một Mạc Ngôn ‘hư cấu’ qua các tác phẩm đã được xuất bản tại Việt Nam như: Báu vật của đời, Cao lương đỏ, Đàn Hương hình, Châu chấu đỏ, Hoan lạc… nay có thể khám phá một góc nhìn khác về một Mạc Ngôn ‘phi hư cấu’ qua tuyển tập tản văn Người tỉnh nói chuyện mộng du.
Không hẳn là những sáng tác mới sau này, tuyển tập nhỏ này, như nhà văn tự nhận, là tuyển tập đầu tiên của ông ở thể loại tản văn – tùy bút, tập hợp những chước tác ông đã viết rải rác trong giai đoạn suốt thập niên 80, 90 của thế kỉ 20.
25 bài tản văn, 25 lát cắt độc đáo của một Mạc Ngôn chân thật, không tô vẽ, không gồng mình tư tưởng.
Là chuyện làng, chuyện nước nơi thôn Bình An, xã Đại Lan, huyện Cao Mật, tỉnh Sơn Đông của ông trong ‘Chuyện cũ quê hương’
Là chân dung của chính ông qua những chuyện như: ‘Giấc mơ đại học của tôi, Tôi và âm nhạc, Những con cừu và… tôi, Tôi và rượu, Mộng dài văn chương’. Thậm chí, ông cũng không ngần ngại chia sẻ lần chết hụt thuở nhỏ với ‘Dòng sông nóng bỏng’, hay thói xấu ăn uống của mình.
Có lúc, ông lại hứng chí muốn bàn tới tận cùng về ‘tiêu sái’ trong ‘Ba bài tạp cảm về chuyện ăn’ và ‘Mười hai bài tạp cảm’.
Và ông cũng chẳng ngần ngại ‘đào mộ’ những Chu Du, Khổng Minh, Phan Kim Liên,… trong văn chương thư tịch cũ mà phản biện, bình phẩm. Có lẽ chỉ tới Mạc Ngôn, người ta mới ngạc nhiên khám phá ra rằng dâm phụ khét tiếng trong cổ thư Phan Kim Liên lẽ ra rất xứng tầm ‘Trạng … chửi’!
Một Mạc Ngôn ‘phi hư cấu’ trong Người tỉnh nói chuyện mộng du.
Chân thật! Sâu sắc! Thú vị!
Rất người, rất đời mà cũng rất thâm thúy triết lí!
Nhận định chuyên gia
Mạc Ngôn
Tôi vẫn thường nghĩ rằng, người viết tiểu thuyết bao giờ cũng cố ý giả trang, bôi phấn, bôi kem lòe loẹt khiến độc giả khó mà hình dung được gương mặt thật của tác giả trong tiểu thuyết, nhưng trong những bài tản văn (cũng có thể gọi là tùy bút, cũng có thể gọi là tạp văn đại loại như vậy), tác giả thường quên hóa trang khi viết, do vậy, bộ mặt thật của họ dễ dàng chường ra trước mắt độc giả.
Nhận xét độc giả
Thảo luận