Thông tin ebook
Tóm tắt tác phẩm
Chuột thành phố được kể dưới ngôi thứ nhất của một chú chuột vô danh. Chú chuột sống chung với anh trai và chị dâu nhưng vì những bất đồng riêng lẫn tính trẻ con mà chú bỏ nhà ra đi. Thế nhưng, cuộc mưu sinh không hề dễ dàng như chú tưởng tượng. Chú luôn phải chuyển từ ngôi nhà này sang ngôi nhà khác. Lần theo cuộc hành trình của chú đến từng ngôi nhà để kiếm ăn, người đọc cũng phần nào thấy được cả bức tranh về đời sống thành thị ở Sài Gòn lúc bấy giờ.
Nhà xuất bản: ...
Số trang: ..... (dựa vào số trang của sách in)
Dung lượng ebook: 0.12MB
Sách đoạt giải ...
Tìm ebook cùng thể loại » Văn học Việt Nam » Tiểu thuyết VN
Đánh giá của KOMO
Cái đói và miếng ăn là một đề tài phổ biến trong văn chương Việt Nam giai đoạn 1930 -1945. Điều thú vị ở Tô Hoài là ông phản ánh hiện thực này thông qua những câu chuyện về loài vật. Đọc Chuột thành phố, chúng ta không khỏi bị ám ảnh về chuyện lũ chuột đói mèm phải ăn cả xà phòng, dây giày và thường xuyên uống nước lã. Từ việc miêu tả những sự gian nan “tranh đấu sống để kiếm miếng ăn” của loài chuột, nhà văn đã đưa người đọc tiếp cận hình ảnh những ngôi nhà mà ở đó, “chĩnh gạo không. Chai nước mắm không...” Sự hiện diện của hình ảnh cuộc sống con người trong trường hợp này có ý nghĩa bổ sung, tương hợp để tạo ra những cảm nhận đa chiều về bức tranh hiện thực mà nhà văn phản ánh. Từ đó, người đọc nắm được thông điệp của tác giả: chuyện cái đói, miếng ăn không đơn thuần là nỗi khổ của loài vật mà thực chất đó là một ẩn dụ về cuộc sống con người. Qua việc phản ánh cái đói và miếng ăn trong Chuột thành phố, Tô Hoài đã cho thấy, tột cùng nỗi khổ là khát vọng tự do nảy sinh.
Đói như một nấc thang tột cùng của nỗi khổ; đói khiến người ta sinh ra liều lĩnh –đây là cảm hứng, là triết lí chung của Tô Hoài được thể hiện qua hầu hết các thiên truyện. Dĩ nhiên, đó là một triết lí đầy chua xót! Nhưng khác với Nam Cao, Tô Hoài không đi sâu khai thác cái đói và miếng ăn làm cho tiêu mòn đi, huỷ diệt đi nhân cách, nhân phẩm nhân tính của con người.
Nhận định chuyên gia
Thạc sĩ Lê Nhật Ký – Khoa Giáo dục tiểu học, Đại học Qui Nhơn
Cái đói và miếng ăn trong truyện đồng thoại còn có ý nghĩa giúp nhà văn phô diễn tài năng quan sát và miêu tả loài vật. Các nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan, Phong Lê, Hà Minh Đức, Nguyễn Đăng Mạnh, Vân Thanh, Trần Hữu Tá... đều đánh giá cao tài năng miêu tả loài vật sinh động của Tô Hoài. Hơn đâu hết, truyện đồng thoại chính là nơi ông tung hoành ngọn bút, khắc vẽ chân dung các nhân vật của mình.
Nhận xét độc giả
Thảo luận